Bài viết: Blog Radio 63: Nỗi nhớ bên kia đại dương
thấy bà ngồi trên chiếc ghế đá nhỏ ở góc công viên, mặt hướng ra phía dòng sông chảy ngang thành phố. Trong hoàng hôn miền ôn đới xanh tím, đục lờ sương, cái dáng ngồi bé nhỏ, đơn côi, gần như bất động của bà làm tôi hơi nhoi nhói lòng… Nhất là khi biết bà là người đồng bào với tôi. Người Việt Nam.
Giọng bà như người mộng du. Tôi ra đi từ một miền quê đẹp như thần thoại, nổi tiếng với những làn điệu dân ca dịu ngọt, đắm say hồn người. Ngày xa quê, tôi là một thiếu nữ, thời gian đã xóa nhòa tuổi thanh xuân, nhưng không thể làm mờ nỗi nhớ trong tôi. Tôi nhớ những đêm trăng vào hội Xuân của làng, cùng các bạn đồng trang lứa hát với nhau đến tàn sương vẫn còn lưu luyến, vấn vương, quấn quít chưa muốn dứt ra. Tôi nhớ vị cay nồng, ấm ngọt, hồng rực môi, má của miếng trầu cánh phượng, ánh nhìn lúng liếng trao nhau của trai gái trong mối tình quê những đêm bồng bềnh trên thuyền say sưa câu hát giao duyên. Nỗi nhớ trong bà cứ mỗi ngày một đầy lên theo thời gian, làm trái tim của bà có lúc muốn vỡ ra. Giống như một căn bệnh kì lạ, mà con cháu bà không thể hiểu được, chiều lòng bà, trừ ngày mưa, bão, tuyết rơi, họ đưa bà ra công viên để bà ngắm sông mỗi chiều. Họ đâu biết, khi ngắm nhìn dòng sông, dù là sông xứ người, bà đang thả hồn mình về dòng sông quê hiền hòa, có những chiếc thuyền mảnh mai hình chiếc lá êm đềm trôi, chở gió, chở mây, chở những câu hát ngọt ngào, tình tứ của gái, trai và chở những kỉ niệm ấu thơ… Có như thế, trái tim bà mới đỡ nặng, bà mới có thể kéo dài những ngày sống xa quê.
Tôi tặng bà một đĩa nhạc dân ca quê Việt đem từ nhà sang. Gượng nhẹ, trân trọng như món đồ quý trên tay, bà nhìn ra dòng sông, ánh nhìn mộng mị… Câu hát quan họ bao nhiêu năm bỗng như bật dậy từ trái tim sâu thẳm của bà “Nhớ ai em những khóc thầm. Năm thân áo vải ướt đầm như mưa. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ. Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai…”. Nước mắt lăn chảy thành dòng trên gương mặt và tôi cũng nhạt nhòa nước mắt.
3. Nhân viên bảo vệ sứ quán báo cáo. Liên tiếp ba ngày rồi có một cặp nam nữ người Châu Á, độ tuổi trên 30, cứ lởn vởn quẩn quanh ở khu vực trước cổng, có lúc dừng lại rất lâu và nhìn vào bên trong. Người đàn ông đôi lần kéo tay người đàn bà, người đàn bà dùng dằng không muốn đi và đưa cái nhìn với ánh mắt luyến tiếc một điều