Bài viết: Blog Radio 86: 17 tuổi, sao tôi chọn cách chấm dứt tất cả?
Bạn thân mến! Khi bạn đang nghe Blog Radio tuần nay thì hàng ngàn bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi Đại học đầy cam go. Các bạn đang nỗ lực "cháy hết mình... thành những ước mơ" đang tiến gần đến cánh cổng Đại học với bao ước mơ đón đợi. Và nơi đây chúng ta lắng nghe tâm sự của một cô gái 17 tuổi.
Bạn nghĩ gì về tuổi 17 - ước mơ, hy vọng, hoài bão, cuộc sống tươi đẹp trước mắt... Còn cô gái trong câu chuyện ngày hôm nay nghĩ gì về cuộc sống bạn hãy cùng chúng tôi lắng nghe! Và Blog Radio hy vọng qua câu chuyện hôm nay các bạn trẻ nói chung sẽ tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn, biết cách nuôi dưỡng ước mơ và luôn hướng đến những điều Chân - Thiện - Mỹ bởi cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp đang đợi các bạn phía trước.
17 tuổi, tôi dành phần lớn thời gian giam mình trong những suy nghĩ mông lung và ảm đạm. Tôi không xinh đẹp. Không đủ xinh đẹp để được người khác ngoái nhìn những khi bước qua. Gia đình tôi không giàu có. Cha và mẹ đều chỉ là công chức bình thường kiếm sống bằng những công việc buồn tẻ như nhiều người khác. Việc học rõ ràng không phải là năng khiếu của tôi. Tôi chật vật lê bước qua mười năm học với thành tích không đáng tự hào mà cũng chẳng cần xấu hổ. Tôi không có nhiều bạn. Những mối quan hệ bạn bè đối với tôi thật tẻ nhạt: vài câu chuyện vơ vẩn, mấy nụ cười xã giao… Nói về bản thân tôi chỉ cần 2 chữ: bình thường. Cái sự “bình thường” làm tôi chán ngấy. Thậm chí tôi còn chẳng có cả ước mơ. Tôi không biết mình muốn gì, muốn trở thành ai. Tôi không biết sự tồn tại của mình có ý nghĩa gì…
Tôi tìm đến thứ niềm vui ảo giác bằng những vết rạch ứa máu trên cánh tay. Một ngày chán nản hơn cả những ngày chán nản nhất mà tôi đã từng trải qua, tôi rạch sâu vào cổ tay để nhìn máu tuôn ra ồ ạt. Vô cảm. Tôi tỉnh dậy trong bệnh viện. Mẹ khóc và mắt bố trũng sâu. Nỗi buồn trong tôi tan biến nhưng thay vào đó không phải là niềm vui, cũng chẳng phải ân hận. Vẫn là cảm giác bình thường cố hữu cứ đeo bám lấy cuộc đời tôi.
Lúc buồn, tôi lang thang ở hành lang bệnh viện ngắm nhìn những gương mặt thiểu não của người nhà bệnh nhân, tự thêu dệt ra câu chuyện về cuộc đời họ để trong chốc lát quên đi cuộc đời của chính mình. Một chị vẻ ngoài khắc khổ, đôi mắt mệt